MÁY TIỆN

Máy tiện cnc là gì ? Cấu tạo và hoạt động máy tiện CNC

Máy tiện CNC được sử dụng rất phổ biến trong quá trình gia công tạo hình các chi tiết tròn xoay, hầu như các xưởng cơ khí hiện nay đều được trang bị máy này nhằm giảm thiểu chi phí nhân công, tăng cường độ chính xác của sản phẩm trong sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên trước khi mua chúng ta nên tìm hiểu qua về cấu tạo cũng như các lưu ý khi lựa chọn và sử dụng máy tiện CNC.

Hình ảnh: Máy tiện CNC

Máy tiện CNC có những loại nào?
1.Máy tiện nằm ngang vạn năng
2. Máy tiện cụt
3. Máy tiện ngang hai trục chính
4. Máy tiện đứng
5. Máy tiện đứng hai trục chính
6. Máy tiện –phay
7. Máy tiện cụt nằm ngang có bàn dao ngang với hai ụ dao
8. Máy tiện nạp phôi thanh tự động
Ngoài ra hiện nay còn có máy Tiện-Phay CNC tức là có thể thực hiện cả nguyên công tiện và phay trên cùng một máy.
Cấu tạo của máy tiện CNC
1. Thân máy ( Bed ): Thân máy đóng vai trò là chân đế của toàn bộ máy nơi các bộ phận khác nhau được gắn vào nó. Nói chung rất cứng chắc về cấu trúc, thân máy được đúc bằng gang cường lực. Băng máy tiện có băng bi ( thanh ray trượt ) và băng cơ trong đó băng cơ cứng vững hơn, bền hơn băng bi.
2. Ổ dao (Carriage): Được sử dụng để gắn và di chuyển dao tiện theo chiều ngang và chiều dọc để thực hiện quá trình cắt gọt.
3. Mâm cặp: Được gắn trên trục chính dùng để giữ phôi.
4. Bảng điều khiển CNC: Trung tâm lưu trữ của máy, bảng điều khiển CNC lưu trữ tất cả các chương trình và hướng dẫn CNC, thực hiện các thao tác vận hành máy tại bảng này.
5. Trục chính: Thực hiện chuyển động quay tròn của phôi
6. Động cơ truyền động chính: Động cơ truyền động giúp xoay mâm cặp, do đó điều khiển toàn bộ máy. Nên chọn động cơ AC Servo Fanuc đít đỏ là đời cao hơn loại động cơ đít vàng.
7. Ụ động: Có thể lắp đầu chống tâm khi tiện trục dài hoặc lắp mũi khoan khi thực hiện khoan tâm trên trục. Ụ động di chuyển dọc theo trục Z của máy tiện
Khi chọn máy tiện CNC thì chúng ta dựa vào khả năng gia công của nó là đường kính kẹp tối đa của mâm cặp và hành trình tối đa của ụ động. Chính là vùng làm việc của máy. Ngoài ra cần phải chú ý tới dung sai của máy.
Hiện tại máy tiện CNC chủ yếu là hàng Nhật Bãi, hệ điều khiển phổ biến là Fanuc, Mazack, Okuma... tuy nhiên chúng ta nên lựa chọn máy hệ Fanuc là tốt nhất tại vì có sẵn linh kiện thay thế khi hỏng hóc.
Ví dụ về thông số kĩ thuật máy tiện như sau :
Model: LB-300
Year: 2001
Control system: OSP-U100L
Country of origin: Japan
Number of axis: 2
Swing over bed: 530 mm
X axis travel: 260 mm
Z axis travel: 520 mm
Spindle speed: 4500 rpm
Tool storage capacity: 12 pcs
ATC: Yes
Max cutting diameter: 370 mm
Max cutting lenght: 500 mm
Machine weight: 7.5 ton
Dimension (LxWxH): 3.2x2.2x2.5 m
Các loại dao tiện thông dụng
Dao tiện trên máy CNC được chọn lựa theo yêu cầu, đặt điểm của bề mặt chi tiết gia công. Dao có hai phần: phần cắt (phần làm việc) và phần cán (phần thân).
Phần cắt dao tiện CNC : Thường dùng là các loại mảnh dao (insert) tiêu chuẩn. Có các loại mảnh dao: hình bình hành (ký hiệu A, B, K), hình thoi (ký hiệu C, D, E, M, V), hình chữ nhật (L), hình tròn (R), hình vuông (S), hình tam giác (T), hình 3 góc (W), hình bác giác (O), ngũ giác (P), lục giác (H). Ví dụ một số loại mảnh dao ở hình b;
Phần cán dao tiện CNC được chia thành nhiều loại như:
– Tiện thô, tinh ngoài và trong. Khi tiện tinh ngoài và trong chú ý chọn góc nghiêng chính và phụ cho phù hợp với đặc điểm bề mặt gia công, loại mảnh dao và phương chạy dao sau.
– Tiện lỗ, tiện định hình
– Tiện cắt đứt thép trụ đặc và rỗng, tiện rãnh trong và ngoài, tiện rãnh sâu và rãnh bề mặt
– Dao tiện ren với nhiều kiểu ren và bước ren trái, phải khác nhau; Được sử dụng cho tiện ren trong và ren ngoài (f).
Hầu hết các máy tiện được lập trình trên hai trục. Trục X và trục Z. Quy ước là Trục Z dọc theo đường tâm của phôi, trục X vuông góc với đường tâm của phôi, phương và chiều như hình vẽ.
Các điểm không “0“ và điểm chuẩn trên máy CNC
MCS ( Machine coordinate system ) : Điểm gốc máy
WCS ( Workpiece coordinate system) : Điểm gốc phôi.